Petropolitics: Dầu khí  Nga và Hòa bình cho Ukraine ? (Bài 2) – Trần Lý

Trần Lý

Xin đọc Bài 1 tại :

https://bienxua.wordpress.com/2022/12/06/dau-khi-nga-hoa-binh-cho-ukraine-tran-ly/

“Hòa bình trong tầm tay “ nhưng khi nào ?

  Chiến trang Dầu khí, luôn luôn là ‘chiến tranh cuội ?’ Đánh và đàm chỉ là vấn đề ‘quyền lợi’, nhiều chuyện lạ diễn ra và không có câu trả lời , người biết ‘thì không nói’ và người nói .. lại cố tình nói ‘những điều.. không cần nói ?’

  • Phá hoại ống dẫn khí đốt ‘Nord Stream” ! Ai làm.. Biết nhưng không nói ?
  • Price-cap để làm gì ? và Cấm vận Nga ? :  Nga hết tiền, không thể đánh tiếp tại Ukraine ? (nhớ lại VNCH : TT Thiệu .. Mỹ chi 300 triệu,đanh theo 300 triệu !)

Nói vậy mà không phải vậy !

Xin mời đọc :

  • Vấn đề ‘price cap’ (trần giá ?) :

   A price cap is a process for establishing rates or price that will be charged for a particular good or service.. The price cap has been specifically designed to reduce Russia’s revenues, while keeping global energy markets stable through continued supplies (Price-cap có mục tiêu chính là làm giảm lợi tức của Nga trong việc buôn bán Dầu-Khí trong khi vẫn giữ cho thị trường Dầu-Khí thế giới ổn định.)

Bàn tin của Reuters ngày 5 tháng 12 : Can Russia weather the Price cap ?

Reuter ghi nhận các Dấu hiệu là  Có và Không !? (weather= mặc kệ mưa gió ?)

  • Khối G7 áp đặt price-cap từ ngày thứ Hai 5 tháng 12, giá cao nhất để mua dầu hỏa Nga là 60USD/ 1 thùng. Giá này theo G7 sẽ khiến cho Nga  gặp nhiều khó khăn và không thể xuất cảng dầu khí ? Hy vọng Nga sê .. hết tài chánh để tiếp tục cuộc chiến Ukraine ?
  • Kết quả sẽ ra sao ? G7 muốn Nga sẽ không tìm đủ tàu chở dầu để vượt khỏi giá này (dựa vào vai trò của ‘ Bảo hiểm hàng hải’), nhưng ngay bây giờ, tuy Nga chưa gặp trở ngại nhưng sẽ gặp khó khăn, có thể phải đến tháng Hai-2023 ? khi lệnh cấm vận và cấm xuất cảng Dầu khí  bắt đầu có hiệu lực.
  • Theo ước tính của các chuyên gia thì sản xuất dầu hỏa của Nga sẽ phải giảm từ 500 ngàn đến 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vào năm 2023 ?, nhưng mức độ ổn định của việc xuất càng vẫn giúp Nga giữ vững được ngân sách! (cũng còn tùy thuộc vào giá trị của đồng rouble.). Chỉ khi giá dầu thô hả xuống từ 45-50 USD/ thùng thì ngân sách Nga mới bị ảnh hưởng ! khi đó Nga sẽ thiệt hại khoảng 37 tỷ USD trong 12 tháng..?

Tàu chở dầu.. của Nga

  • Tại sao có giá 60USD ?

                       Lý do.. thật đơn giản :

    Ấn độ  đang trả 59 USD/ barrel , cộng thêm ‘chiết khấu= discount’

    Tàu  trả 408 yuan + discount

   Nga có thể ‘tránh mưa’ (weather) bằng tiếp tục bán nhiều dầu thô hơn cho Ấn và Tàu.. và Âu châu mua lại dầu thô này từ Ấn và Tàu !.. theo giá thị trường (+ thêm chút tiền phí tổn).. tiền phí này vào túi ‘người trung gian là Ấn và Tàu !)            

Trò.. cuội của price cap !

  Giá dầu hôm nay (5 tháng 12) là 80 USD/ thùng, giá có thể thay đổi.. mỗi ngày!)

    Ấn mua dầu của Nga 59 USD/thùng, bán lại giá 80 USD : tính (đơn giản, không bàn vào các chi tiết rắc rối ) lời 21 USD và chia lại 2/3 cho.. Nga, kiếm chác 6.30 USD chỉ do mua từ Nga và bán lại cho Liên Âu ?

     Nga thu : 59 USD cộng tiền chia lại từ Ấn 14.7 USD = 73.70 USD / thùng (đều là tiền của Liên Âu !)

      Ấn độ trả cho Nga 14.70 USD / thùng bằng cách mua Vàng và đồng Yuan.. chuyển Yuan vào Trương mục Nga tại HongKong (không qua  hệ thống USD Mỹ

    Và sau ngày áp đặt cap-price: Ấn độ chỉ cần thay đổi các con số trên giấy phép xuất cảng (export license) và Nga vẫn thu tiền bán dầu như cũ. không có gì thay đổi ?

    Chú ý thêm: EU ghi thêm một ‘điều khoản’ trong  Cap-price

  Price cap chỉ áp dụng (confined exclusively) vào giá dầu thô , không tình thêm các chi phí processing và servicing và các chi phí.. linh tinh ngoại lệ khác ?

    Điều khoản ‘mơ hồ’ này cho thấy :Bất kể giá của Dầu thô tăng đến mức nào, EU cũng sẽ chi .. vì rất đơn giản là khoản tiền cao hơn price cap sê chuyển sang Chi phí ‘Handling fee’? và chi trả cho ‘phí tổn thêm về bảo hiểm!..

    Trò cuội Price cap.. không ảnh hưởng gì đến Nga.  Chiến tranh Ukraine .. vẫn còn tiếp tục vì Nga chưa hết tiền ?

  • Liên hệ giữa Dầu và Bảo hiểm ?

   Bảo hiểm vận hành đường biển (maritime insurance) là mối lợi ‘béo bở’ nhất của ‘Phương Tây”.. do Phương Tây đặt ra và điều hành đến 90% thị trường.

 Nếu từ chối bảo hiểm Dầu-Khí Nga (theo lệnh cấm vận của Mỹ và EU), các C6ng ty Bảo hiểm, hiện do 13 Tổ hợp (consortium) điều hành, lớn nhất là Công ty LLoyd của Anh,   sẽ mất khoảng 21% thu nhập !

    Bảo hiểm marine insurance được định nghĩa  như bảo hiểm về những rủi ro về hư hại (kể cà tàu bị chìm), hàng hóa chở trên tàu.. và mọi thất thoát có thể xảy ra khi tàu di chuyển từ bến cảng nơi xuất phát đến bến giao hàng..

   Bảo hiểm này còn chia thêm nhiều loại phụ khác nhau..

   Mỹ và Tây Âu muốn áp đặt lệnh cấm vận lên việc xuất cảng dầu khí của Nga bằng dùng bảo hiểm hàng hải , phong tỏa việc của tàu chở dầu “tư nhân” chở dầu xuất khẩu của Nga đến các quốc gia mua dầu !

Anh, nơi các Hãng Bảo hiểm hàng hải tập trung (đặt trụ sở điều hành), đã khẳng định  sê không cho phép các Công ty này ‘bảo hiểm ‘ cho việc chuyên chở dầu-khí của Nga (khi lệnh Cấm vận có hiệu lực). Hoa Kỳ và EU dĩ nhiên là sẽ đồng thuận !

   Đa số các tàu chở dầu  Ấn, Tàu và một số quốc gia khác hiện đang mua bảo hiểm từ các Công Ty Anh và EU.

    Nhưng trên thực tế.. vẫn có những Công ty (nhỏ hơn. thuộc các Quốc gia không chấp nhận Thỏa ước Cấm vận) chịu .. bảo hiểm cho các tàu chở dầu..

  Và Nga cùng các Công ty vận chuyển dầu thô xuất cảng của Nga cũng có những cách chống đỡ, không cần qua lối London để bảo hiểm.. Tàu vận chuyển, đang mang cờ Nga.. tìm cách né cấm vận bằng chuyển sang đăng ký và treo cờ Marshall Islands hay cờ Liberia!

  • Bảo đảm do Chính phủ (Government guarantee)

  Không mua được bảo hiểm từ London, các Tàu chở thuê dầu thô (chở dầu thô xuất cảng của Nga) có thể yêu cầu các Quốc gia liên hệ (mua và bán) bảo đảm cho các rủi ro (không cần phải có marine insurance) khi vận chuyển:

  • Một số Công ty Nga có thể có khả năng ‘bán bảo hiểm’, tuy giới hạn và có sự ‘chống lưng’ của các Công ty tài chính Ấn và Tàu..Công ty Nga Ingosstrakh đang ‘bị’ các Chính phủ Mỹ và EU chú ý..
  • Ấn độ, đang là đồng minh của Nga, đang thu mua dầu thô Nga, bán lại cho EU , kiếm tiền trung gian..không xem marine insurance là vấn đề cần quan tâm !

Ấn xác định Bảo hiểm mà tàu chở dầu thô mua của Ingosstrakh là có giá trị với họ, Ấn cho biết thêm : “Vỉ không tham gia vào Vụ Cấm vận do Mỹ và Tây Âu khởi xướng, nên trách nhiệm của Ấn không bị giới hạn ?

  • Tàu, cũng như Ấn, đang ‘gom’ mua dầu thô Nga.. không ‘lên tiếng’ về việc cạ2n bảo hiểm hay không và yên lặng tiếp nhận các tàu chở dầu thô của Nga..

  Tiền lệ của Giao thương Quốc tế ghi nhận có những trường hợp Chính phủ.. can thiệp vào việc bảo đảm rủi ro cho tàu chở hàng hóa, liên hệ đến các món hàng trong danh sách ‘bị trừng phạt’ tùy theo nhu cầu an ninh của quốc gia..

   Một giới chức Nhật (?), (dấu tên-theo Reuters) cho biết : một điều luật thông qua năm 2012 , áp dụng riêng cho việc nhập cảng dầu từ Iran cũng cần phải được áp dụng cho dầu nhập từ Nga ? Các công ty bảo hiểm Nhật vẫn đang ‘bán bảo hiểm’ cho các tàu chuyển vận dầu thô Nga miễn là các tàu này không liên hệ với các Công ty có tên trong danh sách bị trừng phạt (sanction lists?  Các Công Ty Nhật cho biết họ sẽ ngưng khi các Công Ty Mỹ và EU cùng làm?

     Làm sao giải quyết ? :  vai trò của Tàu !

Tàu đang.. suy tính cách thức xâm nhập vào ‘Công nghiệp Bảo hiểm đường biển’ ( Kế hoạch năng lượng sắp tới khi Tàu cần vận chuyển dầu thô Trung Đông về Tàu..)  

Tàu rất ‘mê’ Ngành kinh doanh vận chuyển đường biển của Phương Tây, Hiện nay Hy lạp và Cyprus đang ‘chiếm những vị trí hàng đầu của công nghiệp này..Tàu đang phát triển công nghiệp đóng tàu chuyên chở đường biển, tổ chức một ‘hạm đội’ Tàu chở dầu, treo cờ China , chỉ vận chuyển dầu thô Trung Đông về Tàu, không cần đến bảo hiểm (Phương Tây) và sẽ do HQ Tàu.. ‘bảo tiêu’!

Chở dầu cho Nga.. mang Cờ Hy lạp ?

  • Thêm một.. trỏ ‘cuội’ ?

   Lệnh Cấm vận dầu thô Nga  của EU áp dụng cho các thành viên khối EU đang ‘bảo hiểm hàng hải’ cho các tàu vận chuyển đang được thuê để chở dầu thô của Nga đi khắp thế giới..lại không áp dụng vào các thương vụ nhập dầu thô của Nga qua đường ống dẫn !

  Đường ống Druzhba (xem Phần 1), hoạt động từ 1964,  đã cung cấp dầu thô của Nga cho nhiều quốc gia tại Trung và Đông Âu châu, kể cả Đức, Ba lan, Hungary, Slovakia, Tiệp và Áo !. Chỉ có Đức, Ba lan và Áohứa (pledge) là sẽ ngừng nhập dầu thô Nga vào cuối năm. Trong khi đó Hung, Tiệp, Slovakia và Bulgaria vẫn còn tùy thuộc vào dầu thô của Nga và được phép tiếp tục mua cho đến khi tìm được nguồn cung cấp mới (Thông tấn Aljazeera 6 Dec, 2022) (EU có kèm điều kiện là 4 quốc gia này sẽ không được ‘bán lại’ dầu thô nhập từ ống Dhuzhba cho nước khác ?)

   Khoảng 10% lượng dầu thô xuất cảng của Nga.. đi qua đường ống Druzhba, trên danh nghĩa là ‘tạm thời’ ? nhưng không thời hạn chính thức ?

   Giá dầu thô, Nga bán theo đường Druzhba hiện nay là 58 USD/ thùng (thêm một vấn đề để hiểu thêm cái giá ‘cuội’ price-cap là 60 USD ?)

   Bản tin Reuters (8 tháng 12, 2022 : “ US officials have said the G7 cap is meant to keep Russian oil moving”  Thật khó hiểu khi : Price cap là để giới hạn việc bán dầu của Nga, Nga sẽ hết thu nhập để trả chiến phí.. Ukraine sẽ hòa bình ! Nay.. price cap là để dầu thô Nga.. tiếp tục lưu thông ? và Chiến tranh sẽ còn tiếp tục !

   Xin trích nguyên văn đoạn tin .. lạ.

  “US officials have said the G7 cap is meant to keep Russian oil moving, rather than restraining ir all that much, while Russia is considering options like banning sales to certain countries and setting a floor for its sales-adding even more government measures into the price of the world’s most heavily traded commodity”

Xin mời đọc tiếp

 –  Hòa bình cho Ukraine : Ánh sáng.. cuối đường hầm ? Đến bao giờ đây ?

     –  Marine insurance : cách tránh vụ ‘Cấm vận.. cuội !’

                                                                              Trần Lý 12-8-2022

Nguồn: Cảm ơm Mr. chuyển.

Leave a comment

Design a site like this with WordPress.com
Get started